Giới thiệu chung

Bộ môn Công nghệ Sinh học Nông nghiệp – Y dược trực thuộc Khoa Sinh học và Môi trường. Tiền thân của Bộ môn Công nghệ Sinh học Nông nghiệp – Y dược là Bộ môn Công nghệ Tế bào (thuộc Khoa Công nghệ Sinh học cũ). Bộ môn Công nghệ Sinh học Nông nghiệp – Y dược được thành lập nhằm đáp ứng các nhiệm vụ đào tạo trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Bộ môn Công nghệ Sinh học Nông nghiệp – Y dược phối hợp với bộ môn Kỹ thuật quá trình sinh học thực hiện nhiệm vụ đào tạo các trình độ đại học và sau đại học ngành Công nghệ Sinh học. Ngoài ra, Bộ môn Công nghệ Sinh học Nông nghiệp – Y dược còn tham gia công tác đào tạo, giảng dạy một số môn học của các ngành học khác của trường, như ngành Kỹ thuật môi trường, Công nghệ thực phẩm, Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực,… Cùng với đào tạo dài hạn, Bộ môn còn đào tạo các lớp ngắn hạn cấp chứng chỉ nhằm nâng cao năng lực làm việc của người học sau khi tốt nghiệp và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao ở các vị trí công việc khác nhau. Hằng năm sinh viên được đi tham quan, kiến tập, thực tập tại các nhà máy, công ty…

Song song với công tác đào tạo, Bộ môn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Các sinh viên và giảng viên của bộ môn tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa hoc ở các cấp khác nhau, từ cấp cơ sở đến cấp nhà nước. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín. Ngoài ra, Bộ môn còn có nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ, kết nối doanh nghiệp để phát triển năng lực, kinh nghiệm thực tế và nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên.

 Đội ngũ giảng viên

Bộ môn có 14 giảng viên cơ hữu, trong đó có 2 PGS.TS, 4 Tiến sĩ, 3 ThS-NCS và 5 Thạc sĩ, giàu kinh nghiệm, sáng tạo và nhiệt huyết.    

Trưởng Bộ môn: TS. Trần Quỳnh Hoa

Các giảng viên cơ hữu:

1.    PGS. TS. Trần Hoàng Dũng

2.    PGS. TS. Hồ Viết Thế

3.    TS. Trịnh Thị Hương

4.    TS. Nguyễn Minh Phương

5.    TS. Phạm Minh Vương

6.    ThS. NCS. Phạm Văn Lộc – Phó trưởng khoa

7.    ThS. NCS. Trần Hoàng Ngâu

8.    ThS. NCS. Trần Thị Anh Thoa

9.    ThS. Ngô Thị Kim Anh

10. ThS. Lại Đình Biên

11. ThS. Nguyễn Thành Luân

12. ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung

13.  ThS. Lê Thị Thúy

Các hoạt động chuyên môn chính:

  • Đào tạo Cử nhân, Kỹ sư Công nghệ Sinh học các chuyên ngành Công nghệ Sinh học Nông nghiệp và Công nghệ Sinh học Y dược.
  • Đào tạo Thạc sĩ ngành Công nghệ Sinh học.
  • Xây dựng, phát triển chương trình đào tạo.
  • Biên soạn giáo trình, bài giảng và thường xuyên cập nhật những thay đổi của khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
  • Hoạt động nghiên cứu khoa học được tổ chức thường xuyên, tổ chức hội thảo khoa học định kì hang năm nhằm trao đổi học thuật và nâng cao trình độ chuyên môn.
  • Chú trọng phát triển năng lực, tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm thực tế cho sinh viên thông qua các hoạt động tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.
  • Hoạt động kết nối doanh nghiệp thường xuyên, điều này giúp Bộ môn nắm bắt được nhu cầu của doanh nghiệp để điều chỉnh, cập nhật chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận thực tiễn.
  • Tổ chức các hoạt động học thuật cho sinh viên bao gồm: Câu lạc bộ học thuật, Câu lạc bộ tiếng Anh chuyên ngành, đã tạo sân chơi học thuật bổ ích và phát triển các kỹ năng cần thiết khác cho sinh viên.