Giới thiệu chung

Bộ môn Kỹ thuật quá trình sinh học trực thuộc Khoa Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Công Thương thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ môn thực hiện các hoạt động chủ yếu sau đây:

  • Hoạt động đào tạo dài hạn và ngắn hạn
  • Hoạt động nghiên cứu khoa học
  • Hoạt động hợp tác với các đối tác bên ngoài
  • Hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên
  • Hoạt động đoàn thể

Trong công tác đào tạo, Bộ môn chịu trách nhiệm chính trong việc đào tạo chuyên ngành công nghệ sinh học công nghiệp. Đồng thời, cùng với Bộ môn Công nghệ sinh học Nông nghiệp - Y dược đào tạo sinh viên, học viên ngành công nghệ sinh học bậc đại học và cao học. Bên cạnh đó, Bộ môn tham gia hỗ trợ đào tạo sinh viên và học viên các ngành khác như kỹ thuật môi trường, công nghệ thực phẩm, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, công nghệ chế biến thuỷ sản, khoa học dinh dưỡng, quản trị kinh doanh thực phẩm... Ngoài ra, Bộ môn tham gia hỗ trợ Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp trong giảng dạy học phần Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Bên cạnh việc đào tạo dài hạn, Bộ môn còn đào tạo khoá ngắn hạn “Kỹ thuật phân tích vi sinh vật bằng phương pháp truyền thống kết hợp với sinh học phân tử” nhằm đáp ứng thêm nhu cầu của người học cũng như nhu cầu của xã hội.

Ngoài công tác đào tạo, Bộ môn thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học. Bộ môn thường xuyên có giảng viên và sinh viên tham gia và/hoặc chủ nhiệm đề tài cấp trường. Một số giảng viên còn hợp tác, tham gia vào đề tài cấp tỉnh và nhà nước với các tổ chức, cơ quan khác bên ngoài. Bộ môn cũng có giảng viên nhận nguồn hỗ trợ từ Quỹ khoa học quốc tế International Foundation for Science (IFS) dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Công tác công bố công trình khoa học cũng được Bộ môn chú trọng. Các kết quả nghiên cứu của giảng viên, sinh viên được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành uy tín trong nước và quốc tế. Một số thành quả nghiên cứu khoa học của các giảng viên trong Bộ môn đã được Nhà trường, Nhà nước và các tổ chức bên ngoài ghi nhận và khen thưởng như Giải thưởng quả cầu vàng năm 2018, Bằng khen của UBND TP.HCM, Chiến sĩ thi đua cấp trường, Giấy khen Hiệu trưởng…

Bên cạnh việc thực hiện công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, Bộ môn quan tâm đến việc hợp tác với các đối tác bên ngoài để phối hợp thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bộ môn có mối liên hệ bền vững với một số đối tác bên ngoài trong việc phối hợp đào tạo và nghiên cứu của giảng viên, học viên và sinh viên như Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghệ TP.HCM, Đại học Nông Lâm TP.HCM, Trung Tâm Kĩ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 3, Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM, Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Công nghệ Sinh học Ứng dụng, Công ty cổ phần Sài Gòn Food, Công ty Acecook, Công ty Yakult, Công ty Ajinomoto, Công ty TNHH Khoa học Công nghệ Liên Hiệp Phát, Công ty TNHH TUV SUD Việt Nam, Công ty UV Việt Nam, Công ty Cổ phần Dịch vụ Khoa học Công nghệ Thế Kỷ Mới... Các hoạt động này không chỉ góp phần đa dạng và thực tế hoá hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học mà còn giúp giảng viên, học viên, sinh viên nâng cao năng lực, kinh nghiệm thực tế và có thêm cơ hội hợp tác, tìm kiếm việc làm.

Để thực hiện các nhiệm vụ được giao về đào tạo và nghiên cứu khoa học thì vấn đề nhân lực luôn là vấn đề cốt lõi. Vì vậy, Bộ môn luôn chú trọng việc bồi dưỡng và phát triển năng lực của giảng viên. Bộ môn luôn tạo điều kiện cho các giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn như: nâng cao trình độ (các giảng viên có trình độ thạc sĩ đều được khuyến khích và tạo điều kiện cho đi làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước); tham gia các lớp học nâng cao kỹ năng giảng dạy; kỹ năng quản lý cũng như bồi dưỡng kiến thức do trường tổ chức và/hoặc phối hợp tổ chức; tổ chức và/hoặc tham dự các Hội thảo chuyên ngành cấp khoa, trong nước và quốc tế…

Không chỉ quan tâm đến các hoạt động chuyên môn, Bộ môn còn tích cực trong việc thực hiện các hoạt động đoàn thể nhằm nâng cao sức khoẻ thể chất, cải thiện sức khoẻ tinh thần và tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên có được những trải nghiệm thú vị trong cuộc sống. Giảng viên, sinh viên tích cực tham gia vào các hoạt động phong trào đoàn thể như hội diễn văn nghệ, hội thao, hoạt động từ thiện, tham quan du lịch … Ngoài ra, Bộ môn cũng tham gia Câu lạc bộ học thuật… để góp phần nâng cao năng lực học tập, trau dồi kỹ năng cho sinh viên.

Cuối cùng, mặc dù còn nhiều khó khăn, Bộ môn luôn nỗ lực cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đang trên đà phát triển. Bộ môn tiếp tục duy trì và nỗ lực phát huy các thế mạnh của mình. Đồng thời, Bộ môn tăng cường hơn nữa việc hợp tác với các bên liên quan trong giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ… để dần từng bước nâng cao hơn nữa năng lực cũng như vị thế của bộ môn.

Đội ngũ giảng viên

 Bộ môn có 11 giảng viên cơ hữu, trong đó có 4 tiến sĩ, 7 thạc sĩ.

Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Thị Thu Huyền

Các giảng viên trong Bộ môn:

     1. TS. Phạm Minh Tuấn - Phó Trưởng khoa

     2. TS. Phạm Thị Phương Thuỳ - Trợ lý SĐH và thư ký HĐ Khoa học và Đào tạo khoa

     3. TS. Nguyễn Phạm Hương Huyền

     4. ThS. NCS. Đỗ Thị Hiền

     5. ThS. NCS.  Đỗ Thị Hoàng Tuyến

     6. ThS. Trần Quốc Huy

     7. ThS. Hoàng Xuân Thế

     8. ThS. Đào Thị Mỹ Linh

     9. ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Mai

     10. ThS. Huỳnh Phan Phương Trang

Các hoạt động thường xuyên:

  • Biên soạn và cập nhật các giáo trình, bài giảng thường xuyên với các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mới hướng tới đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội
  • Giảng dạy các học phần lý thuyết và thực hành ở các bậc đại học cho các ngành công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, quản trị kinh doanh thực phẩm, công nghệ chế biến thuỷ sản, khoa học dinh dưỡng…, ở bậc cao học cho ngành công nghệ sinh học.
  • Phối hợp tổ chức lớp học ngắn hạn có liên quan đến ngành công nghệ sinh học
  • Đăng ký và thực hiện đề tài các cấp được giao
  • Công bố các công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí chuyên ngành có phản biện trong nước và quốc tế, ở hội nghị, hội thảo có uy tín trong nước và quốc tế
  • Phối hợp tổ chức thường niên hội thảo khoa học cấp khoa, seminar chuyên đề, tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế nhằm trao đổi học thuật, nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, tăng cường hợp tác trong và ngoài đơn vị
  • Tham gia các hoạt động nâng cao năng lực, trình độ của giảng viên theo yêu cầu của nhà trường và nguyện vọng của giảng viên
  • Phối hợp tổ chức các hoạt động kiến tập, thực tập, khoá luận, luận văn của sinh viên, học viên tại các đơn vị đối tác (Trường, Viện, Trung tâm, Doanh nghiệp…) góp phần giúp sinh viên, học viên tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm thực tế đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động
  • Tham gia các hoạt động đoàn thể cho giảng viên và sinh viên theo kế hoạch của trường, khoa.

Một số đề tài đã nghiệm thu (5 năm gần đây)

Đề tài cấp bộ

     1. Tham gia đề tài: Nghiên cứu định lượng nhân tố kháng kháng sinh trong môi trường nước mặt và đánh giá rủi ro an ninh nguồn nước địa bàn TP.HCM (Chủ nhiệm đề tài Lê Thái Hoàng – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành)

     2. Tham gia đề tài: Nghiên cứu tận dụng bùn thải phát sinh từ bể lắng sơ cấp của hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy để chế tạo vật liệu hấp phụ chi phí thấp xử lý nguồn nước bị nhiễm crom (Cr6+) và amoni (NH4+) (Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Lan Hương - BM Kỹ thuật môi trường, Khoa Sinh học và Môi trường, HUIT)

Đề tài cấp tỉnh

     1. Tham gia đề tài: Định hướng hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ chế biến của công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng giai đoạn 2019 - 2025 (Chủ nhiệm đề tài TS. Lê Cao Thanh, Viện nghiên cứu chiến lược, HUIT)

     2. Nghiên cứu khả năng hấp phụ kim loại nặng của than hydro thu nhận từ quá trình carbon hóa thủy nhiệt rác thực phẩm (Chủ nhiệm đề tài Đỗ Thị Hoàng Tuyến).

Đề tài cấp trường của giảng viên

     1. Thu nhận polysacharide từ nấm men trong bã men bia và thử nghiệm bao gói polyphenol (Chủ nhiệm đề tài Đỗ Thị Hiền).

     2. Ứng dụng vi khuẩn Sporosarcina pasteurii trong nghiên cứu vữa sinh học làm liền vết nứt bê tông (Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Phạm Hương Huyền).

     3. Nghiên cứu tạo màng bao từ vỏ chuối và tinh bột sắn bổ sung dịch chiết từ diếp cá và trầu không ứng dụng trong bảo quản trái cây (Chủ nhiệm đề tài Đào Thị Mỹ Linh).

     4. Thu nhận chitosanase từ nấm mốc, ứng dụng trong thủy phân chitosan từ vỏ tôm thu dẫn xuất glucosamine (Chủ nhiệm đề tài Đào Thị Mỹ Linh).

     5. Nghiên cứu tạo bột thực phẩm chức năng giàu probiotic từ chuối tiêu xanh (Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Quỳnh Mai).

     6. Nghiên cứu quy trình tạo bột lên men lactic giàu probiotic và betacyanin từ thanh long ruột trắng (Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Quỳnh Mai).

     7. Nghiên cứu thử nghiệm sử dụng vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae từ bã men bia để bao gói beta caroten (Chủ nhiệm đề tài Huỳnh Phan Phương Trang).

     8. Nghiên cứu chế tạo hạt chitosan hydrogel bền trong môi trường acid ứng dụng làm vật liệu phân phối và dẫn truyền thuốc trong lĩnh vực y dược (Chủ nhiệm đề tài Phạm Thị Phương Thuỳ).

Đề tài cấp trường của sinh viên, học viên

     1. Nghiên cứu bảo quản rong nho tươi (Caulerpa lentillifera J.Ag) bằng chế phẩm sinh hoc từ Lactobacillus spp. (chủ nhiệm đề tài HV. Nguyễn Phan Thảo, GVHD. Nguyễn Thị Thu Huyền).

     2. Nghiên cứu vi sinh vật có khả năng kháng nấm phân lập từ rừng tràm tại Long An nhằm ứng dụng bảo quản thanh long tím (Hylocereus costaricensis) (chủ nhiệm đề tài SV. Trần Thị Mai Trinh, GVHD Nguyễn Thị Thu Huyền).

     3. Nghiên cứu khả năng sử dụng enzyme bromelain từ phụ phẩm dứa trong quá trình khử protein từ vỏ tôm để thu nhận chitosan (chủ nhiệm đề tài SV. Kiều Yến Vy, GVHD. Nguyễn Thị Quỳnh Mai).

     4. Tuyển chọn chủng nấm mốc sinh tổng hợp enzyme có hoạt tính đông tụ sữa và thử nghiệm trong sản xuất phomai (chủ nhiệm đề tài SV Nguyễn Đình Triều Vũ, GVHD. Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Đào Thị Mỹ Linh).

     5. Nghiên cứu lên men bã đậu nành với vi khuẩn Bacillus hướng đến tạo thức ăn chăn nuôi (chủ nhiệm đề tài SV. Phạm Kim Anh, GVHD. Nguyễn Thị Quỳnh Mai).

     6. Nghiên cứu khả năng ức chế vi khuẩn E. coli và S. aureus của cao chiết cây cỏ mực (Eclipta postrata L.) ứng dụng trong trị bỏng ở chuột (chủ nhiệm đề tài SV. Nguyễn Khắc Lợi, GVHD Hoàng Xuân Thế).

Một số ấn phẩm:

Một số giáo trình

     1. Trần Quốc Huy, Huỳnh Phan Phương Trang, Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Hoàng Xuân Thế, Nguyễn Thành Luân (2023) Thực hành Vi sinh vật học. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.

     2. Trần Quỳnh Hoa, Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Thị Thu Huyền, Hoàng Xuân Thế, Lê Thị Thuý, Đào Thị Mỹ Linh (2022) Giáo trình “Sinh học đại cương”. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.

     3. Nguyễn Lan Hương, Lê Hoàng Nghiêm, Phạm Thị Phương Thùy (2021). Giáo trình “Các quá trình sinh học trong kỹ thuật môi trường”. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

     4. Đào Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Đỗ Thị Hiền, Đỗ Thị Hoàng Tuyến, Huỳnh Phan Phương Trang (2019). Thực hành “Công nghệ enzyme”. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.

     5. C.-W. Cho, M.-H. Song, T.P.T. Pham, Y.-S. Yun (2019) Environmental concerns regarding ionic liquids in biotechnological applications, Application of Ionic Liquids in Biotechnology, Springer, ISBN 978-3-030-23081-4, pp. 241 –328.

 Một số bài báo (5 năm gần đây)

     1. Trần Thị Mai Trinh, Đặng Phan Thị Kim Uyên, Phạm Bùi Minh Tâm, Nguyễn Thị Thu Huyền (2023) Phân lập và xác định một số nấm mốc gây hại trên vỏ trái thanh long Hylocereus costaricensis sau thu hoạch. Tạp chí khoa học công nghệ và thực phẩm 23(1): 49-61.

     2. Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Phạm Kim Anh, Lê Thị Thu Nguyệt, Nguyễn Thị Kim Thắm, Đào Thị Mỹ Linh (2023) Sàng lọc và tuyển chọn vi khuẩn Bacillus sp. sử dụng để lên men bã đậu nành làm cơ sở tạo chế phẩm vi sinh bổ sung cho thức ăn chăn nuôi. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Công nghệ sinh học toàn quốc: 806-811.

     3. T.-H. Le, T. Truong, L.T. Tran, D.H. Nguyen, T.P.T. Pham, C. Ng (2023) Antibiotic resistance in the aquatic environments: the need for an interdisciplinary approach. International Journal of Environmental Science and Technology 20: 3395-3408.

     4. Phạm Minh Tuấn, Trần Đức Thảo (2023) Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn Bacillus từ ao nuôi tôm thẻ có khả năng sinh chất kết tụ sinh học. Tạp chí Khoa học & Công nghệ (Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội) 59 (1): 134-138.

     5. Phạm Minh Tuấn, Trần Đức Thảo (2023) Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt chung cư Sài Gòn Peal bằng mô hình bùn hoạt tính có bổ sung chế phẩm Bacillus sp. quy mô phòng thí nghiệm. Tạp chí Khoa học & Công nghệ (Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội) 59 (4): 123-128.

     6. Đỗ Thị Hiền, Huỳnh Phan Phương Trang (2022) Trích ly anthocyanin từ hoa đậu biếc (Clitoria ternatean) bằng phương pháp ngâm chiết kết hợp siêu âm và khảo sát một số đặc tính của dịch chiết. Kỷ yếu Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc: 806-813.

     7. Do Thi Hien, Huynh Phan Phuong Trang, Kha Chan Tuyen (2022) Spray-drying microencapsulation of polyphenols by polysaccharide from yeast cell walls. Ho Chi Minh City Open Uiversity Journal Science-Engineering and Technology, 12(1). 79-89.

     8. Nguyen Ngoc Tri Huynh, Kei-ichi Imamoto, Chizuru Kiyohara, Nguyen Pham Huong Huyen, Nguyen Khanh Son (2022).  Mechanism Analysis and Improvement of Bacterial Bio-Mineralization for Self-healing Concrete Using Bacillus Subtilis Natto Immobilized in Lightweight Aggregate. Emerging Technologies and Applications for Green Infrastructure: 763-771.

     9. Nguyen Pham Huong Huyen, Nguyen Ngoc Tri Huynh, Nguyen Khanh Son, Pham Minh Tuan (2022) Investigating the potential microorganism for soil improvement using a model of glass granules. Kỷ yếu Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc: 1191-1195.

     10. Phùng Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Bích Nga, Nguyễn Thị Thu Huyền (2022) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy đến lên men nước dừa xiêm xanh (Cocos nicifera) nhờ SCOBY. Kỷ yếu Hội nghị quốc gia về nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam: 748-758.

     11. Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Đào Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Minh Cát, Trần Thị Minh Ngọc, Trần Ngọc Thảo Nhi (2022) Nghiên cứu đặc tính của màng ăn được từ tinh bột khoai mì và pectin kết hợp cao chiết lá trầu không. Kỷ yếu Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc: 651-657.

     12. T.-H. Le, T. Truong, T.L. Hoang, T.T.V. Pham, T.P.T. Pham, L.T. Tran (2022) Influences of anthropogenic activities on water quality in the Saigon River, Ho Chi Minh City. Journal of Water and Health, 20: 491-504.

     13. Huỳnh Phan Phương Trang, Đỗ Thị Hiền (2022) Bước đầu nghiên cứu sử dụng Saccharomyces boulardii để tạo sản phẩm probiotic từ nước ép hoa bụp giấm (Hibiscus sabdariffa). Kỷ yếu hội nghị CNSH toàn quốc: 1112-1117.

     14. Đinh Vũ Hùng, Nguyễn Phạm Hương Huyền, Huỳnh Phan Phương Trang (2021). Phân lập và khảo sát ảnh hưởng của các nguồn carbon hữu cơ, nitrogen đến quá trình nuôi cấy Bacillus sp. thu nhận enzyme amylase. Kỷ yếu hội nghị CNSH toàn quốc: 1180-1186.

     15. Lê Văn Quang, Nguyễn Ngọc Trí Huỳnh, Nguyễn Khánh Sơn, Trần Anh Tú, Nguyễn Phạm Hương Huyền (2021) Ứng dụng công nghệ vật liệu trong xây dựng công trình phòng, chống thiên tai.  Tuyển tập Nghiên cứu của Tổng cục Phòng, chống thiên tai - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 134-14.

     16. Nguyen Khanh Son, Nguyen Ngoc Tri Huynh, Tran Anh Tu, Nguyen Pham Huong Huyen (2021) Lab-scale experiments for soil cementing through bio-chemical process. ASEAN Engineering Journal, 11(4): 255-265.

     17. P.T. Mien, D.V. Ha, N.P. Thao, N.T.T. Huyen, L. Stuthmann, P. Minh-Thu (2021).   Indigenous Bacteria for Increasing the Shelf Life of Seaweed (Caulerpa lentillifera) in Laboratory Scale. Agricultural Mechanization in Asia 51(01): 1147-1157.

     18. Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Đào Thị Mỹ Linh, Kiều Yến Vy, Sơn Thiên Nga, Đăng Minh Khoa (2021). Nghiên cứu tạo sản phẩm chức năng từ tinh bột chuối và bột vi bao gói probiotics. Tạp chí Khoa học công nghệ và thực phẩm 21(2): 162-173.

     19. Nguyễn Viết Hoàng Hà, Trương Thuỳ Linh, Nguyễn Thị Quỳnh Mai (2021). Nghiên cứu sử dụng than sinh học từ vỏ sầu riêng trong cố định enzyme lipase. Kỷ yếu Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc: 928-934.

     20. C.-W. Cho, T.P.T. Pham, Y. Zhao, S. Stolte, Y.-S. Yun (2021) Review of the toxic effects of ionic liquids. Science of the Total Environment, 786: 147309 (https://doi.org/10.1016/j.scitotenv.2021.147309).

     21. L.H. Nguyen, H.T. Van, H.Q. Duong, T.P.T. Pham (2021) Magnetic nanocomposite derived from Nopal cactus biopolymer and magnetic nanoparticles used for the microalgae flocculation of aqueous solution. BioResources, 16: 3469–3493.

     22. Thong Truong, Thai Loc Hoang, Linh Thuoc Tran, T.P.T. Pham, Thai-Hoang Le (2021). Prevalence of antibiotic resistance genes in the Saigon river impacted by anthropogenic activities. Water 13: 2234.

     23. Do, THT., Lai, NBT., Stephenson, LS., Tran TMH. (2021)Cytotoxicity activities and chemical characteristics of exopolysaccharides and intracellular polysaccharides of Physarum polycephalum microplasmodia. BMC biotechnology, 21(28): 1-15.

     24. Do, THT., Tram T. H. Huynh, Ngoc N. Truong and Hanh T. M. Tran. (2021)Biological activities of crude exopolysaccharides produced by the bacteria isolated from plasmodia of slime molds. Asia-Pacific Journal of Science and Technology, 26(03): 1-7.

     25. Đỗ Thị Hiền (2020). Bán tinh sạch và ứng dụng enzyme pectinase từ nấm mốc  Aspergillus niger vào xử lý nước ép táo và nho. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh,15 (7): 55-68.

     26. Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Yên, Lại Thuý Hiền (2020) Định danh và xác định ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến khả năng sinh trưởng của chủng vi khẩn BV3.7 trong môi trường chứa muội than. Kỷ yếu Hội thảo ứng dụng công nghệ sinh học học: 118-125.

     27. Nguyen Thi Thu Huyen, Tran Thi Kim Thoa, Lai Thuy Hien (2020). Crude oil-utilizing train Desufovibrio vulgarris D107G3, a mesophilic sulfate-reducing bacterium isolated from Bach Ho gas-oil field in Vung Tau, Vietnam. Journal of Vietnamese Environment 12(2): 193-199.

     28. Đào Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Phạm Thị Phương Thùy (2020)Tối ưu hóa quá trình tách chiết betacyanin từ vỏ quả thanh long (Hylocereus undatus) bằng phương pháp vi sóng. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên, 129: 11-20.

     29. Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Đào Thị Mỹ Linh, Đỗ Thị Hoàng Tuyến, Nguyễn Thị Thuý Hằng, Nguyễn Phạm Kim Tuyến (2020)Lên men lactic tạo đồ uống giàu probiotic từ thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus). Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên 129(1A): 71-79.

     30. M.-H. Song, T.P.T. Pham, Y.-S. Yun (2020) Ionic liquid-assisted cellulose coating of chitosan hydrogel beads and their application as drug carriers. Scientific Reports, 10: 1–8.

     31. Đỗ Thị Hiền, Huỳnh Phan Phương Trang (2019) Bước đầu nghiên cứu tạo enzyme pectinase dạng bột từ Aspergillus niger và khảo sát một số đặc tính của chế phẩm. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(2): 21-29.

     32. Đỗ Thị Hiền, Huỳnh Phan Phương Trang (2019). Spray-drying microencapsulation of β-carotene by polysaccharide from yeast cell walls. The Journal of Agriculture and Development, 18(6): 49-57.

     33.  H. Nguyen-Pham, N. Vo, T. Nguyen, T. Pham (2019) Investigation of applying wild Bacillus species for sand stiffening. Vietnam Journal of Science and Technology 57(3A): 143-149.

     34. Vu Van Loi, Nguyen Thi Thu Huyen, Tobias Busche, Quach Ngoc Tung, Martin Clemens Horst Gruhlke, Jörn Kalinowski, Jörg Bernhardt, Alan Slusarenko, Haike Antelmann (2019). Staphylococcus aureus responds to allicin by global S-thioallylation – Role of the Brx/BSH/YpdA pathway and the disulfide reductase MerA to overcome allicin stress . Free Radical Biology and Medicine 139 (2019): 55-69.

     35. Bui Khanh Chi, Nguyen Thi Thu Huyen, Vu Van Loi, Martin Clemens Horst Gruhlke, Marc Schaffer, Ulrike Mäder, Sandra Maaß, Dörte Becher, Jörg Bernhardt, Miriam Arbach, Chris J. Hamilton, Alan J. Slusarenko and Haike Antelmann (2019) The Disulfide Stress Response and Protein S-thioallylation Caused by Allicin and Diallyl Polysulfanes in Bacillus subtilis as Revealed by Transcriptomics and Proteomics. Antioxidants 2019, 8(12), 605; https://doi.org/10.3390/antiox8120605.

     36. Nguyễn Phan Thảo, Phạm Thị Miền, Nguyen Thi Thu Huyen (2019) Định danh vi khuẩn gây hại từ Caulerpa lentillifera. Kỷ yếu Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc: 337-342.

     37. Đào Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Thị Thuỳ Trang (2019). Nghiên cứu quá trình thu nhận và bán tinh sạch chitosanase từ nấm mốc Aspergillus toxicarius. Tạp chí Khoa học công nghệ và thực phẩm 19 (1): 59-68.

     38. Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Đào Thị Mỹ Linh, Dương Thị Diễm My, Lê Hoàng Yến Vy, Liêu Mỹ Đông (2019) Nghiên cứu tạo bột lên men lactic từ thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus). Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, 55 (2): 218-225.

     39. Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Võ Thị Kim Viên, Lê Thị Khánh Hồng, Huỳnh Thị Quế Anh, Nguyễn Hồng Đào, Đào Thị Mỹ Linh (2019) Nghiên cứu quá trình thu nhận và đánh giá hoạt tính sinh học của xylooligosaccharide. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, 55 (2): 250-257.

     40. Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Phan Thuỳ Mỹ Hồng, Châu Gia Linh, Trần Thị Thuỳ Trang, Đào Thị Mỹ Linh (2019). Khử protein vỏ tôm bằng chế phẩm enzyme bromelain và đánh giá hoạt tính sinh học của sản phẩm chitosan. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Sinh học toàn quốc: 78-83.

     41. Huỳnh Phan Phương Trang, Đỗ Thị Hiền (2019) Khảo sát các phương pháp thu nhận polysaccharide từ nấm men trong bã men bia. Kỷ yếu Hội nghị CNSH toàn quốc: 113-119.

Một số hình ảnh:

Một số hình ảnh hoạt động tuyển sinh và đào tạo

 Một số hình ảnh hoạt động tham dự Hội nghị, Hội thảo

 

Một số hình ảnh hoạt động đào tạo liên tục cho giảng viên

  

Một số hình ảnh hoạt động đoàn thể

 

Một số hình ảnh thi đua khen thưởng