Bộ môn Kỹ thuật Môi trường trực thuộc khoa được giao nhiệm vụ đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật môi trường bậc đại học và cao học. Bộ môn còn có hoạt động nghiên cứu khoa học rất mạnh mẽ, giảng viên và sinh viên trong khoa đã đạt được nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học: Giải thưởng quả cầu vàng 2017 và Eureka 2017. Ngoài ra, Bộ môn còn có nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ, kết nối doanh nghiệp để phát triển năng lực, kinh nghiệm thực tế và nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên.

 Về đội ngũ giảng viên, bộ môn có 10 giảng viên cơ hữu, trong đó có 2 PGS, 1 Tiến sĩ, 2 Nghiên cứu sinh, 5 Thạc sĩ.

Trưởng bộ môn: Tiến sĩ Nguyễn Lan Hương

Các giảng viên trong Khoa:

  • PGS. TS. Nguyễn Xuân Hoàn
  • PGS. TS. Nguyễn Tấn Phong
  • TS.   Nguyễn Lan Hương
  • ThS. NCS. Nguyễn Đức Đạt Đức
  • TS.  Võ Thị Kim Quyên
  • ThS. Ngô Thị Thanh Diễm
  • ThS. Trần Đức Thảo
  • ThS. Phan Quang Huy Hoàng
  • ThS. Phạm Ngọc Hòa
  • ThS. Lê Minh Thành

Các hoạt động chuyên môn chính:

  • Giáo trình, bài giảng được biên soạn và thường xuyên cập nhật các công nghệ mới, gắn liền với thực tế để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
  • Hội thảo khoa học được thực hiện định kì 2 lần/năm và seminar chuyên đề hàng tháng nhằm trao đổi học thuật và nâng cao trình độ chuyên môn.
  • Bộ môn là thành viên thường trực của Hiệp hội môi trường các trường Đại học Việt Nam – IFGTM. Đây là cơ hội để giảng viên giao lưu học thuật với các nhà khoa học lĩnh vực môi trường trong nước và quốc tế.
  • Các công trình nghiên cứu khoa học các cấp được khuyến khích thực hiện và đã có nhiều công bố được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế có chỉ số IF cao.
  • Việc phát triển năng lực cho sinh viên luôn được quan tâm thông qua các hoạt động tham quan, thực tập tại doanh nghiệp. Các hoạt động này giúp sinh viên tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm thực tế đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
  • Hoạt động kết nối doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, điều này giúp Bộ môn hiểu được nhu cầu doanh nghiệp để điều chỉnh kế hoạch và chương trình học theo hướng tiếp cận thực tiễn.
  • Việc phát triển năng lực cho sinh viên luôn được quan tâm thông qua các hoạt động tham quan, thực tập tại doanh nghiệp. Các hoạt động này giúp sinh viên tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm thực tế đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
  • Các hoạt động học thuật cho sinh viên như Câu lạc bộ học thuật Môi trường, Câu lạc bộ Anh văn chuyên ngành KTMT được tổ chức đã tạo sân chơi học thuật bổ ích và các kỹ năng cần thiết khác cho sinh viên.