Mục đích chuyến kiến tập

-      Thực hiện môn học trong chương trình đào tạo

-      Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc với các Viện, Trung tâm và các công ty trong lĩnh vực môi trường.

-      Tạo cơ hội cho sinh viên các lớp giao lưu học hỏi và hình thành ý tưởng cho khóa luận đồ án và định hướng công tác sau khi ra trường.

Thành viên đoàn tham quan

-      Thầy Phạm Duy Thanh (Trưởng đoàn)

-      Thầy Nguyễn Tấn Phong

-      Thầy Phạm Ngọc Hòa

-      Thầy Nguyễn Đức Đạt Đức

-      Thầy Nguyễn Vũ Hoàng Phương

-      Cô Nguyễn Thu Hiền

-      Cùng toàn thể sinh viên lớp 08ĐHQLMT và 08ĐHMT Khoa Môi trường – Tài nguyên & Biến đổi khí hậu

Địa điểm và lịch trình tham quan

Ngày 09/09/2020

-      Tham quan, thực hiện thu mẫu, đo hiện trường tại khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu.

-      Địa điểm: Xã Bưng Riềng, Huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

-      Leo Ngọn Hải Đăng Ba Kiềm

Ngày 10/09/2020

-      Tham quan Nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Hàm Kiệm I

-      Địa điểm: Xã Hàm Kiệm và Hàm Mỹ, Huyện Hàm Thuận Nam, Tỉnh Bình Thuận

-      Tham quan Nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Hàm Kiệm II

-      Địa điểm: Xã Hàm Kiệm, Huyện Hàm Thuận Nam, Tỉnh Bình Thuận

-      Tham quan Đồi Cát Bay (Mũi Né)

Ngày 11/09/2020

-      Tham quan Nhà máy xử lý nước cấp Thành phố Phan Thiết

-      Địa điểm: Số 141 Hải Thượng Lãn Ông, Phường Phú Trinh, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận

Ngày 12/09/2020

-      Tham quan Núi TàKoú

-      Di chuyển về Trường ĐH Công nghiệp Thực Phẩm TPHCM

Giới thiệu khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu

Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu là khu rừng tự nhiên cây họ Dầu duy nhất còn sót lại của Việt Nam tại xã huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn sót lại ở Việt Nam, được đưa vào danh mục rừng cấm quốc gia từ năm 1984. Khu vực này có địa hình tương đối bẳng phẳng với núi thấp (cao khoảng 100- 150m) ở phía Tây và các đồi thoai thoải về phía biển, xen lẫn là các bàu nước, hồ nước ngọt như Hồ Cốc, Hồ Tràm, Hồ Linh, Bàu Bàng, Bàu Nhám có phong cảnh tươi đẹp. Nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu được thành lập và năm 1987 theo Quyết định số 634/UB ngày 6/5/1987 của Chủ Tịch UBND Tỉnh Đồng Nai(cũ), ban đầu có tên gọi là Khu rừng cấm Bình Châu – Phước Bửu.Ngày 9/8/1980 được công nhận theo Quyết định số 194/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Khảo sát hệ thống xử lý nước thải tại Khu công nghiệp Hàm Kiệm I

Khu công nghiệp Hàm Kiệm I là khu công nghiệp thứ 2 có quy mô tại tỉnh Bình Thuận, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và là công nghiệp mũi nhọn tiếp theo sau sự phát triển thành công của ngành du lịch tại tỉnh Bình Thuận.

Địa điểm: thuộc xã Hàm Kiệm và Hàm Mỹ, Huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Nguồn tài nguyên: Nguyên liêụ thú y – hải sản, trái cây, khoáng sản.

Diện tích: Tổng diên tích: 146.2 ha.

Năm thành lập: 08/05/2009

Công suất xây dựng: 2000m3/ngày đêm.

Công suất thực tế: 100m3/ngày đêm.

Nhà máy xử lý nước thải Hàm Kiệm I do công ty Seen thiết kế và lắp đặt với công suất nhà máy là 6000m3/ngày đêm, gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đã đi và hoạt động với công suất là 2000m3/ngày đêm, công suất thực tế 100m3/ngày đêm vì khu công nghiệp hiện tại vẫn chưa có nhiều nhà máy hoạt động, đa phần các nhà máy tại KCN Hàm Kiệm I là xưởng hoặc nhà máy gia công nên nhà máy xử lý nước thải chủ yếu xử lý nước thải sinh hoạt.

 Khảo sát hệ thống xử lý nước thải tại Khu công nghiệp Hàm Kiệm II

Khu công nghiệp Hàm Kiệm II là dự án đầy tiềm năng với vị trí địa lý thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào. Các chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp, Bình Thuận đang trở thành địa điểm hấp dẫn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước về đầu tư phát triển công nghiệp

 

Nhà máy cấp nước Phan Thiết

Chi nhánh cấp nước Phan Thiết – Công ty cổ phần cấp thoát nước Bình Thuận là nhà máy cấp nước chính, đủ nước cho toàn bộ thành phố Phan Thiết. Nhà máy sản xuất nước sạch để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, hoạt động sản xuất và dịch vụ trên địa bàn thành phố. Nhà máy được xây dựng trong những năm 1928-1933, với công suất 3000 m3 /ngđ máy móc thiết bị được lắp đặt năm 1968-1970 Hiện nay, nước mặt không có nên nguồn nước thô được sử dụng để sản xuất nước sạch là nước được mua của thủy lợi từ hồ Hà Giang và đập Phú Hội cách nhà máy khoảng 7 km. Qua các đợt cải tạo, nâng công suất nhà máy vào các năm 1977-1978, 1989-1990 và 1997-2001, công suất nhà máy được nâng dần từ gần 3.000 m3 /ngày đêm lên 22.000 m3 /ngày đêm. Mạng đường ống được cải tạo và mở rộng phạm vi cấp nước. Hệ thống thiết bị máy móc được đổi mới, công nghệ tự động được áp dụng vào một số công đoạn trong dây chuyền sản xuất của nhà máy. Thiết bị kiểm tra, đo lường chất lượng nước từng bước được trang bị hoàn thiện, nhằm bảo đảm chất lượng nước sạch cấp đến người tiêu dùng. Số lượng khách hàng vào năm 1975 là hơn 760 hộ. Đến tháng 12/2016 đã có 41.634 hộ khách hàng; nước sạch ngoài việc phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt còn phục vụ cho hoạt đông sản xuất và dịch vụ trên địa bàn.